Nếu bạn đã sử dụng laptop trong một thời gian dài, chắc hẳn bạn đã từng phải tìm kiếm cách kiểm tra ổ cứng SSD. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn cho bạn về cách nhận biết laptop đang dùng ổ cứng SSD hay HDD. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn chọn mua một chiếc máy tính cũ
Định nghĩa ổ cứng SSD và HDD, cùng trình bày những khác biệt giữa chúng
Ổ cứng HDD là ổ cứng theo kiểu truyền thống, hoạt động theo cơ chế các dữ liệu sẽ được quét qua một tấm đĩa tròn thông qua thanh động cơ quay trên bề mặt đĩa. Ổ cứng SSD là ổ cứng đời mới hơn, nhưng có cơ chế hoạt động khác với ổ HDD. Nó sẽ lưu trữ thông qua bộ nhớ như SRAM hay DRAM.
Những điểm khác biệt lớn giữa 2 loại ổ cứng hiện đại SSD và truyền thống HDD có thể kể đến như:
Tiêu chí | Ổ cứng SSD | Ổ cứng HDD |
Mức độ lưu trữ | Lưu trữ dữ liệu với dung lượng nhỏ hơn và giá cũng đắt hơn so với ổ HDD | Ổ HDD trữ được dung lượng dữ liệu lớn và giá thành khá rẻ |
Tốc độ truy xuất dữ liệu | Rất cao, lên tới 3500MB/s, gấp tới 35 lần ổ HDD | Tốc độ đọc ghi dữ liệu chậm, chỉ dưới 100MB/s |
Độ bền và độ ồn | Ổ SSD có độ bền cao, tránh được các tác động từ bên ngoài. Nó cũng có khả năng chống ồn hiệu quả, hoạt động mượt mà | Độ bền và khả năng chống ồn kém, thường gây ra tiếng ồn khi sử dụng |
Điện năng tiêu thụ | Ổ SSD thụ ít điện, không đáng kể | Lượng điện tiêu thụ nhiều hơn ổ SSD gấp 3 lần |
Phân mảnh dữ liệu | Không xảy ra tình trạng phân mảnh dữ liệu, ảnh hưởng tới tốc độ đọc ghi dữ liệu của laptop | Ổ HDD có xảy ra tình trạng này, dễ làm ảnh hưởng tới tốc độ đọc ghi dữ liệu của máy tính |
Cách kiểm tra ổ cứng SSD trên laptop chạy hệ điều hành Windows
Dưới đây là 7+ phương pháp chuyên nghiệp để kiểm tra ổ cứng SSD trên laptop Windows và chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Kiểm tra trong Task Manager
Bước 1: Trên giao diện màn hình máy tính, bạn nhấn chuột phải và chọn mục Task Manager, rồi tại đây nhấn vào More Details ở bên dưới.
Bước 2: Lúc này, tab Task Manager hiện lên, bạn click mục thứ 3 là Performance và nhìn vào ổ Disk 0 (C:) kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD.
Sử dụng PowerShell để kiểm tra ổ cứng SSD
Bước 1: Bạn mở ứng dụng Windows Powershell có sẵn trên laptop, với window 7 nhấn Windows + S rồi tìm từ khóa Windows Powershell, hoặc tìm kiếm trực tiếp vào ô search trên win 10 trở lên sau đó chọn mục thứ 2, sau Open là: Run as Administrator.
Bước 2: Khi tab Administrator: Powershell hiện lên màn hình, bạn hãy gõ lệnh Get-Physical Disk rồi nhấn Enter. Sau khi chờ đợi, bạn sẽ nhận được kết quả kiểm tra ổ cứng SSD tại mục MediaType.
Kiểm tra bằng thông tin ổ cứng bằng Windows System Information
Với cách này, bạn kiểm tra ổ cứng SSD bằng cách mở hộp thoại Run sau khi gõ tổ hợp phím Windows + R, tiếp tục gõ vào hộp thoại msinfo32 và nhấn Enter. Sau đó, bạn click vào mục Storage và nhấn vào Disks ở phần Components ngay đầu tiên. Tại đây sẽ có toàn bộ các thông tin về ổ cứng của bạn ở cột bên phải.
Cách kiểm tra ổ cứng SSD laptop Macbook
Bước 1: Ở màn hình Macbook, bạn chọn menu với biểu tượng là trái táo cắn dở, rồi chọn ngay mục đầu là About This Mac.
Bước 2: Click vào mục đầu, mục Overview sau đó nhấn vào phần System Report ở dưới, bên cạnh Software Update.
Bước 3: Tại tab System Report, bạn sẽ thấy mục Storage và hãy nhấn vào đây, bên phải sẽ hiện ra toàn bộ thông tin về ổ cứng của Macbook bạn. Bạn hãy chú ý tới mục Medium Type trong phần này, nó sẽ cho bạn biết laptop bạn dùng ổ cứng SSD hay ổ HDD.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn cách kiểm tra ổ cứng SSD đơn giản nhất. Chỉ với 2-3 bước nhanh gọn bạn có thể biết laptop của mình sử dụng loại ổ cứng nào. Nếu bạn đang tìm mua máy tính cũ chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại máy dùng ổ cứng SSD